Tính chất hóa học Acid_selenic

Giống như axit sulfuric, axit selenic là một axit mạnh ưa ẩm và cực kỳ dễ hòa tan trong nước. Các dung dịch đậm đặc thì có tính nhớt. Các dạng mono- và di-hydrat đã được biết đến[3]. Dạng monohydrat nóng chảy ở 26 °C, còn dạng dihydrat nóng chảy ở −51,7 °C[1]. Axít selenic loãng có các tính chất như các axít thường khác:

  • Tác dụng với kim loại giải phóng khí Hydro:
H2SeO4 + Ca → CaSeO4 + H2↑
  • Tác dụng với base tạo thành muối và nước:
H2SeO4 + 2RbOH → Rb2SeO4 + 2H2O
  • Tác dụng với oxit base tạo thành muối và nước:
H2SeO4 + CuO → CuSeO4 + H2O
  • Tác dụng với muối tạo thành acid mới và muối mới:
H2SeO4 + K2SO4 → K2SeO4 + H2SO4

Axít selenic đậm đặc có những tính chất hóa học riêng:

  • Tác dụng với đồng:
Cu + 2H2SeO4 → CuSeO4 + 2H2O + SeO2

Axít selenic là axít có tính oxy hóa mạnh hơn axit sulfuric[3], có khả năng giải phóng clo từ các ion chloride và bị khử thành axít selenơ:

H2SeO4 + 2HCl → H2SeO3 + H2O + Cl2↑

Axit selenic bị phân hủy ở nhiệt độ trên 200 °Co giải phóng khí oxy và bị khử thành axit selenơ[3]:

2H2SeO4 → 2H2SeO3 + O2

Axit selenic phản ứng với các muối bari cho kết tủa BaSeO4:

H2SeO4 + BaCl2 → BaSeO4↓ + 2HCl

Tương tự như axit sulfuric.

Nhìn chung, các muối selenat cũng tương tự như các muối sunfat nhưng có độ hòa tan cao hơn trong nước. Nhiều muối selenat có cấu trúc tinh thể giống như các muối sunfat tương ứng[1].

Xử lý axit selenic bằng axit fluorosulfuric tạo ra dioxydifluorua (điểm sôi −8,4 °C):[4]

H
2SeO
4 + 2 HO
3SF → SeO
2F
2 + 2 H
2SO
4

Đặc biệt, axit selenic đậm đặc nóng có khả năng hòa tan vàng tạo thành dụng dịch màu vàng cam là vàng(III) selenat:

2Au + 6H2SeO4 → Au2(SeO4)3 + 3H2SeO3 + 3H2O